Ngày 18/10,íthưHàNộiyêucầuđảmbảonướcsạchchokhuđôthịThanhHàovisure gold ông Đinh Tiến Dũng cho biết tinh thần chỉ đạo của Thường trực Thành ủy là cấp nước khẩn cấp bằng xe téc hoặc các biện pháp phù hợp khác để đáp ứng ngay nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của người dân. Thành phố không để người dân phải lấy nước từ xa, từ nhiều nguồn không bảo đảm an toàn vệ sinh.
Ông giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với UBND quận Hà Đông, huyện Thanh Oai và các đơn vị liên quan nhanh chóng xử lý vướng mắc và các vấn đề phát sinh để cấp nước trở lại cho khu đô thị Thanh Hà.
Bí thư Thành ủy cũng yêu cầu cơ quan chức năng rà soát tình hình cấp nước sạch sinh hoạt trên toàn địa bàn, có biện pháp chủ động bảo đảm cấp nước ổn định; tăng nhanh tỷ lệ hộ gia đình được dùng nước sạch sinh hoạt cho khu vực phía Nam thành phố.
"Trường hợp vướng mắc vượt thẩm quyền giải quyết phải báo cáo ngay với thành phố để tháo gỡ", ông nói, giao Ủy ban Kiểm tra Thành ủy, Thanh tra thành phố giám sát, kiểm tra trách nhiệm các cơ quan liên quan, "không để tình trạng đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm làm chậm trễ giải quyết vấn đề".
Khu đô thị Thanh Hà, huyện Thanh Oai, có 23 tòa nhà với khoảng 16.000 cư dân. Từ đầu tháng 10, nhiều cư dân cho biết nước sạch nặng mùi, gây mẩn ngứa, dị ứng da.
Ngày 10/10, Viện Công nghệ môi trường (Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam) thông báo kết quả xét nghiệm hàm lượng amoni trong nước 11,46 mg/l, gấp 38 lần ngưỡng cho phép, hàm lượng clo cũng vượt ngưỡng hàng chục lần.
Lãnh đạo Công ty cổ phần Nước sạch Thanh Hà giải thích nguồn cung không đủ. Bình thường nguồn từ nhà máy nước mặt sông Đuống cấp khoảng 2.000 m3, giờ chỉ được 700 m3 một ngày đêm.
Ngày 14/10, đơn vị dừng cấp nước từ nguồn khai thác ngầm. Hàng chục nghìn cư dân không còn nước sinh hoạt, cuộc sống đảo lộn.
Việt An - Võ Hải